Công nghệ RO trong máy lọc nước Karofi

Công nghệ RO là một thành tựu quan trọng của khoa học công nghệ. Nó được ra đời vào những năm 60 của thế kỉ trước tại Hoa Kỳ, công nghệ này nhanh chóng trở thành công nghệ dẫn đầu trong lọc nước, xử lý nước. Ngày nay,  máy lọc nước RO được coi như một trong những giải pháp hiệu quả cao nhất trong việc xử lý nước, mang tới nguồn nước đảm bảo độ tinh khiết cao, an toàn cho sức khỏe cho mỗi gia đình.

Ngược lại với quy trình thẩm thấu thông thường, công nghệ RO với tốc độ và áp lực cực lớn của bơm, dòng nước chảy liên tục trên bề mặt màng RO và chỉ cho các phân tử nước “chui” qua những lỗ lọc siêu nhỏ, trong khi đó các tạp chất bị cuốn trôi theo dòng nước thải. Đây là một trong những lý do khiến cho màng RO luôn được rửa sạch và có tuổi thọ cao.

Trước đây, các máy lọc nước thường dùng các bộ lọc thông thường, có màng lọc dạng lưới với kích cỡ nhỏ, nhằm ngăn chặn các chất bẩn. Nhưng hạn chế của nó là không thể loại bỏ được các thành phần độc hại, các chất ô nhiễm, virus, vi khuẩn nên không thể tạo ra được nước lọc sạch và an toàn. Chính điều đó,  các nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược RO (Reverse osmosis membrane) giúp loại bỏ hoàn toàn các chất độc và mùi vị lạ gây hại cho cơ thể người.

Màng thẩm thấu ngược hoạt động như thế nào?

Với công nghệ thẩm thấu ngược, các nhà khoa học đã tạo ra màng thẩm thấu ngược (màng RO) để ứng dụng trong ngành sản xuất ra nước tinh khiết. Các màng RO được cấu tạo từ tấm màng mỏng bằng chất liệu đặc biệt (TFC – Thin Film Composite), được gắn chặt và cuộn lại với nhau thành một cấu hình dạng xoắn ốc. Trên bề mặt màng gồm các lỗ nhỏ có kích thước khoảng 0.1 – 0.5 nanomet (to hơn chỉ vài ba phân tử H2O), vì thế chỉ cho các phân tử nước đi qua tạo nên nguồn nước tinh khiết cho máy lọc nước gia đình bạn. Sở dĩ làm được như vậy là do các chất hữu cơ (thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm công nghiệp…) thường có kích thước phân tử lớn nên không thể đi qua được màng lọc RO. Các vi khuẩn (kích thước vài Micromet), hay các loại virus nhỏ hơn (kích thước vài chục nanomet), đều to gấp hàng chục lần kích thước của các lỗ trên màng RO, hay các ion kim loại tuy nhỏ nhưng bị hydrat hóa (bị các phân tử nước bao quanh trở nên cồng kềnh hơn và cũng không thể chui lọt qua màng RO. Tất cả đều  bị chặn và được đẩy ra ngoài theo đường nước thải.

Cấu trúc màng RO

Bề mặt màng RO có các lỗ siêu nhỏ, vì thế phải dùng điện để tạo áp lực của máy bơm ép nước tinh khiết đi qua màng lọc. Tuy nhiên người sử dụng không cần phải lo lắng vì máy lọc nước gia đình có bình chứa 10L, nước luôn được tự động bổ sung đầy bình khi nước trong bình chứa vơi đi. Khi mất điện, nước vẫn tự động chảy từ bình chứa nước lên vòi khi người sử dụng lấy nước.

Ngoài ra, theo cơ chế trượt ngang nguồn nước sau khi tới màng lọc RO tách ra làm hai phần: một phần là nước hoàn toàn tinh khiết, phần còn lại là nước có lẫn các tạp chất lưu lại trên bề mặt màng lọc RO, sẽ bị cuốn ra ngoài theo đường nước thải. Vì thế, màng lọc RO sẽ có độ bền cao hơn. Lượng nước thải này có thể tích gấp đôi lượng nước tinh khiết, nhưng sạch hơn nước đầu vào vì nước trước khi tới màng lọc RO đã phải đi qua hệ thống cấp lọc 1, 2,3 có kích thước lỗ lọc nhỏ nhất là 1 micron nên các chất bẩn, gỉ sắt, bọ gậy , mùi vị lạ, chất hữu cơ độc hại … đã bị giữ lại trước. Người sử dụng có thể dùng nước thải để rửa xe, tưới cây, lau nhà, rửa bát, giặt giũ, tuần hoàn (có thể sử dụng vòi để thông trực tiếp vào bể ngầm hoặc dùng xô, chậu hứng nước) cho vào bể nước cấp ngầm ban đầu nhằm tái sử dụng, tránh lãng phí.

Nước sau khi lọc qua màng RO là nước tinh khiết. Vì vậy khi ứng dụng công nghệ thẩm thấu ngược, máy lọc được bổ sung thêm các lõi sau màng RO như lõi than hoạt tính T33, lõi Alkaline,  ….nhằm bù lại đủ lượng các vi khoáng cần thiết cho cơ thể.

Bình luận trên Facebook